Tại Việt Nam, thị trường ô tô ngày càng nhộn nhịp với đa dạng các mẫu mã, phiên bản và thương hiệu. Cơ bản được chia thành các loại như ô tô gia đình đa dụng, ô tô bán tải và ô tô thể thao. Trong mỗi loại lại chia thành các mẫu mã, phiên bản và năm sản xuất khác nhau. Mỗi dòng như vậy cần sử dụng sản phẩm dầu nhớt chuyên dụng để phát huy tối đa hiệu suất vận hành động cơ cũng như tuổi thọ của máy. Cách chọn dầu nhớt cho xe ô tô như thế nào là phù hợp? Để chọn đúng dầu nhớt phù hợp với ô tô, bên cạnh việc tham khảo khuyến nghị từ nhà sản xuất xe, bạn cũng có thể dựa trên một vài lưu ý sau

Contents
Trên thị trường có những loại dầu nhớt ô tô nào?
Dầu nhớt tổng hợp
Là loại dầu có độ tinh khiết cao, được tinh tế cao hơn, mang lại sự bảo vệ hoàn hảo và giúp xe đạt hiệu suất tối đa hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, nó lại có giá thành cao hơn các loại dầu nhớt khác.
Dầu bán tổng hợp
Đây là loại dầu được hầu hết các chủ xe ô tô sử dụng để thay cho xe của mình. Dầu được pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp. Và tất nhiên, giá thành sẽ rẻ hơn so với dầu tổng hợp. Chất lượng thì không tốt bằng dầu tổng hợp nhưng tốt hơn dầu gốc khoáng. Thường thì loại dầu này được biết đến thông qua các thương hiệu như Castrol, Mobil, Shell…, được nhiều người tin tưởng.
Dầu gốc khoáng
Được chiết suất từ dầu mỏ thông qua quá trình chưng cất, loại bỏ cặn, sáp. Thường thì loại này thường được dùng để pha chế loại dầu nhớt độ nhớt cao, chứ ít được sử dụng trực tiếp.
Lựa chọn nhớt ô tô nào tốt?
Có nhiều cách để phân loại dầu nhớt như phân loại theo theo cấp độ nhớt (SAE), theo tính năng của dầu nhớt (API) hay theo công dụng mà nhà sản xuất công bố như: dầu đơn cấp, dầu đa cấp, dầu tổng hợp, và rất nhiều các thương hiệu dầu nhớt như Total, Shell, Castrol, Motul… Mức giá và chất lượng của những lọai dầu nhớt này cũng khác nhau khiến cho nhiều tài xế, người sở hữu xe lúng túng như lạc vào “mê cung” khi lựa chọn một sản phẩm phù hợp.

Vì vậy, tốt nhất nên tham khảo chỉ dẫn của hãng sản xuất, các thông tin đó thường được ghi rõ trong “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” (Owner’s Manual). Trường hợp với những xe cũ đã qua sử dụng, không có “Tài liệu hướng dẫn cho người sử dụng” thì thường trên nắp động cơ, nơi châm dầu bôi trơn khi thay thế thường có ghi cấp độ nhớt (SAE) hay cấp tính năng (API) mà nhà sản xuất khuyến cáo.
Xem thêm: Bảng giá lốp xe tải tốt nhất hiện nay
Cấp độ nhớt (SAE)
Trên chai dầu nhớt, bạn sẽ bắt gặp các ký hiệu như SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40… Trong đó, chữ số đứng trước ký tự “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt mà loại dầu đó có thể giúp động cơ khởi động, nhưng là tính ở nhiệt độ âm. Với đặc trưng khí hậu ôn đới thì khách hàng Việt không cần quan tâm tới thông số này.

Phần số sau ký tự “W” mới là điều mà bạn cần quan tâm. Theo đó, số này càng lớn thì dầu càng đặc, càng nhỏ thì dầu càng loãng. Như vậy nếu xe thường xuyên đi đường dài thì bạn nên chọn loại đặc vì khi vận hành với đoạn đường dài, máy sẽ nóng, dầu đặc lúc này loãng ra là vừa. Không nên chọn nhớt loãng vì sẽ gây ra hiện tượng “gào máy”.
Cấp tính năng (API)
Cấp tính năng API bao gồm 2 chữ cái, bắt đầu với S – viết tắt của Service (động cơ xăng), C – viết tắt của Commercial (động cơ diesel). Chữ cái thứ 2 cho thấy tiêu chuẩn chất lượng của dầu nhớt, bắt đầu bởi chữ cái A. Chữ cái thứ 2 càng xa chữ A trên bảng chữ cái, dầu nhớt chất lượng càng tốt (SL tốt hơn SA). Một số loại dầu nhớt đáp ứng tiêu chuẩn cho cả động cơ xăng và động cơ diesel và có chỉ số đôi, ví dụ SL/CF.

API là tiêu chuẩn dùng để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và động cơ dầu. Các cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. API cho động cơ Diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD… Trong đó, chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM, SM cao hơn SL…

Để đáp ứng yêu cầu của các loại xe ô tô hiện nay, các chủ xe nên lựa chọn các cấp chất lượng càng cao càng tốt như API SL ; SM hay SN cho động cơ xăng và API CH-4 hay CI-4 cho động cơ diesel.
Lựa chọn loại dầu nhớt cần lưu ý những gì?
Sau khi đã chọn được độ nhớt phù hợp, tiếp theo bạn chọn lựa loại dầu phù hợp. Theo thành phần cấu tạo, chất lượng ta chia làm dầu thông thường, dầu thông thường cao cấp, dầu tổng hợp hoàn toàn, dầu tổng hợp pha trộn, dầu cho số km hành trình lớn.
- Dầu thông thường: Có giá thành rẻ nhất nên được sử dụng với số lượng lớn tại các đại lý. Các loại dầu này đều đáp ứng các tiêu chuẩn API và SAE nhưng cung cấp ít gói phụ gia hơn. Đây là sự lựa chọn hợp lý cho người dùng thường xuyên thay nhớt và động cơ ít tốn xăng.
- Dầu thông thường cao cấp: Đây là loại dầu tiêu chuẩn dành cho xe mới. Thường được ký hiệu là “SL” trong ký hiệu API và luôn có sẵn trong phạm vi độ nhớt thông thường.
- Dầu tổng hợp hoàn toàn: Được thiết kế cho các động cơ công nghệ cao, loại dầu này đã vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt để đạt hiệu suất cao và lâu dài, từ kiểm tra chỉ số độ nhớt đến khả năng bảo vệ chống lại sự kết tủa. trong động cơ. Dầu lưu thông tốt ở nhiệt độ thấp và duy trì độ nhớt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, dầu tổng hợp đắt hơn gần ba lần so với dầu thông thường.
- Dầu cho số hành trình lớn: Theo thống kê có đến 60% phương tiện tham gia giao thông có đồng hồ tốc độ chỉ 120.000 km. Với sự phát triển của thị trường, nhiều nhà máy lọc dầu và phòng thí nghiệm đã phát triển các loại dầu ô tô cũ có số dặm bay cao. Nhiều chất phụ gia được thêm vào để tăng cường tính linh hoạt bên trong của động cơ và không ảnh hưởng đến các thành phần khác.
- Dầu tổng hợp pha trộn: Là sự kết hợp của dầu thông thường cao cấp và dầu tổng hợp, loại dầu này giúp bảo vệ tốt hơn trong điều kiện tải động cơ nặng và nhiệt độ động cơ khắc nghiệt. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho dòng xe bán tải và xe SUV.
Như vậy qua nội dung của Lốp Xe Vĩnh Cửu, hy vọng bạn đã biết được cách chọn dầu nhớt cho xe ô tô phù hợp. Nếu bạn cần tư vấn hoặc có nhu cầu mua dầu nhớt xe ô tô, Liên hệ Lốp Xe Vĩnh Cửu để được tư vấn vấn.